Hỗ trợ trực tuyến

Tel: (024)3 94 123 87

Fax: (024) 3 942 2653

Mrs Hà Nguyễn - GĐ Điều hành
Mobile: 0913.503.822
Mrs Tuyết Trinh - Phòng KD1
Mobile: 091.966.3489

Thống kê

  • Đang online: 1156
  • Lượt truy cập: 4,968,323

Quảng cáo

 

thbvn.com

Thiếu kĩsư bảo hộ lao động

 Kỹ sư bao ho lao dong (BHLĐ) là ngành nghề không mới, tuy nhiên trên thực tế chưa được coi trọng nhiều. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp (DN) và đòi hỏi khắt khe trong thực tế, nhu cầu về nhân lực kỹ sư BHLĐ đang ngày càng "nóng".

Kỹ sư bao ho lao dong (BHLĐ) là ngành nghề không mới, tuy nhiên trên thực tế chưa được coi trọng nhiều. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp (DN) và đòi hỏi khắt khe trong thực tế, nhu cầu về nhân lực kỹ sư BHLĐ đang ngày càng "nóng".

đăng ký tuyển dụng được gửi đến Trường Đại học Công đoàn (ĐHCĐ), nhu cầu cấp bách đến từ các đơn vị, DN, tổng công ty lớn của nhà nước, các DN liên doanh hoặc có vốn đầu tư với nước ngoài, các KCN tập trung và các DN có các loại hàng hoá xuất khẩu ra quốc tế vì yêu cầu bắt buộc...

Chưa theo kịp nhu cầu phát triển

Nhu cầu về kỹ sư BHLĐ trên thực tế hiện rất lớn. Ngoài lý do luật lao động bắt buộc các DN có từ 200 LĐ trở lên, tối thiểu phải có 1 cán bộ bán chuyên trách về BHLĐ còn do nhu cầu buộc phải có CB chuyên trách BHLĐ khi VN gia nhập vào WTO. Tất cả các DN VN muốn hội nhập hàng hoá và xuất khẩu buộc phải vượt qua 3 hàng rào tiêu chuẩn (quy chuẩn ISO về chất lượng, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động).

Hiện tại, hầu hết các DN ở VN đang bị vướng ở quy chuẩn thứ ba gắn liền với yêu cầu cần có cán bộ chuyên trách về BHLĐ. Bên cạnh đó, tỷ lệ tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp tăng đáng kể ở các ngành nghề đang trở thành vấn đề nổi cộm mà nguyên nhân cơ bản là các DN chưa coi trọng công tác BHLĐ, cụ thể là không có CB chuyên trách về bao ho lao dong hoặc không được đào tạo cơ bản.

PGS.TS Nguyễn Đức Trọng, Chủ nhiệm Khoa Bảo hộ Lao động ĐHCĐ cho biết ĐHCĐ là trường duy nhất trong hệ thống các trường công lập đào tạo chuyên ngành này, ngoài ra, hệ thống dân lập có ĐH Bán công Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, do chỉ tiêu tuyển sinh cũng hạn chế (mỗi khoá từ 80-100 kỹ sư BHLĐ chính quy) nên nguồn cung càng trở nên khan hiếm.

Không chỉ các DN phía Bắc mà nhiều đơn vị ở miền Trung, miền Nam cũng gửi yêu cầu xin người đến nhưng khoa không thể đáp ứng vì thực tế công tác đào tạo hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4, 1/5 nhu cầu. Chẳng hạn năm vừa qua, ngành dầu khí xin khoảng 20 chỉ tiêu nhưng khoa chỉ đáp ứng được 6.

Nhận được việc trước khi nhận bằng

Hiện Khoa BHLĐ Trường ĐHCĐ đang chiêu sinh đào tạo văn bằng hai về BHLĐ- dự kiến sẽ khai giảng vào cuối năm 2008. Cụ thể, trường sẽ liên kết với ĐH Bách khoa Đà Nẵng tổ chức đào tạo tại Trường Công đoàn Miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian đào tạo từ 2-3 năm (tùy theo ngành học chuyển đổi).

Tính đến năm 2007, ĐHCĐ đã đào tạo được 15 khóa kỹ sư BHLĐ, trong đó 11 khóa đã tốt nghiệp với hơn 1.000 kỹ sư BHLĐ hệ chính quy. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thực tế, khoa đào tạo thêm hệ tại chức dài hạn, hệ đại học phần (6 tháng).

Các kỹ sư tốt nghiệp ra trường làm việc trong các lĩnh vực: giảng dạy tại các trường ĐH, cao đẳng kỹ thuật; nghiên cứu tại các viện nghiên cứu; cán bộ chuyên trách về BHLĐ tại các địa phương, DN. Theo số liệu thống kê năm 2004 và 2005 của Khoa BHLĐ Trường ĐHCĐ, trong số kỹ sư BHLĐ đã tốt nghiệp có tới 85% làm đúng nghề, chỉ có 15% làm việc khác.

Do đặc thù và quan niệm đây là nghề khá nặng nhọc, độc hại và gắn liền với các chuyền sản xuất nên kỹ sư nam được "chuộng" hơn nữ, hầu hết đều được nhận việc trước khi nhận bằng. Cụ thể, chỉ tính riêng khoá học này, mặc dù đến giữa tháng 1-2008 sinh viên mới được phát bằng tốt nghiệp nhưng đã có 50/90 sinh viên nam được các DN đăng ký nhận. Nói như thế không có nghĩa là kỹ sư nữ không có cơ hội, bởi các DN ngành dệt may, hoá mỹ phẩm rất cần kỹ sư BHLĐ nữ.

Theo ĐOÀN LAN - Lao động