Hỗ trợ trực tuyến

Tel: (024)3 94 123 87

Fax: (024) 3 942 2653

Mrs Hà Nguyễn - GĐ Điều hành
Mobile: 0913.503.822
Mrs Tuyết Trinh - Phòng KD1
Mobile: 091.966.3489

Thống kê

  • Đang online: 880
  • Lượt truy cập: 4,983,320

Quảng cáo

 

thbvn.com

Thị trường bảo hộ lao động đang trầm lắng

 
"Những năm gần đây, đồ bảo hộ lao động không được chú trọng như trước. Từ đầu năm đến nay, sức mua mặt hàng này giảm từ 30 đến hơn 50%. Nhiều doanh nghiệp, công ty đã cắt giảm lượng mua hoặc thôi hợp đồng đặt hàng".  Bà Hồ Thị Vân, Phó giám đốc một công ty bảo hộ lao động ở TP Tuy Hòa cho biết:
 
Những năm qua, thị trường đồ bảo hộ lao động gần như không phát triển, hiện sức mua loại hàng này đã giảm rõ rệt so với trước đây. Nguyên nhân do các đơn vị thi công, doanh nghiệp chế biến, sản xuất… chưa chú trọng đến việc trang bị đồ bảo hộ cho người lao động
SỨC MUA GIẢM
 
Chất liệu phổ biến cho các loại đồ bảo hộ lao động hiện nay là vải kaki, xi, kate với nhiều màu sắc đặc trưng như xám, cà rốt, xanh đậm, nâu vàng; giá khoảng từ 100.000 đến trên 200.000 đồng/bộ tùy chất liệu, kích cỡ. Ngoài ra, các phụ kiện bảo hộ khác như găng tay, khẩu trang, mũ trùm (bằng vải), mũ công trình (bằng nhựa cứng), kính mắt, dép rọ, ủng (bằng nhựa dẻo)… cũng rất phong phú; giá từ 2.000 đến 100.000 đồng/mẫu. Theo đánh giá của các chủ cửa hàng kinh doanh loại sản phẩm này, ưu điểm của các bộ quần áo bảo hộ là có thể giới thiệu, quảng bá tên, thương hiệu mang dấu ấn riêng của công ty, doanh nghiệp (thông qua việc in tên đơn vị ở trước hoặc sau áo); các sản phẩm phụ kiện sẽ làm tăng độ an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Chị Nguyễn Thị Hoàng Phương, nhân viên của một cửa hàng đồ bao ho lao dong  TP Tuy Hòa cho biết: Hiện các sản phẩm của cửa hàng rất phong phú, chất lượng từng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định. Để khách hàng thỏa mãn với sản phẩm, chúng tôi không chỉ giới thiệu mẫu mã mà còn tư vấn cho khách cách chọn đồ phù hợp với đặc thù công việc.
 
Thế nhưng, dù kiểu dáng đa dạng, chất lượng tốt, các loại đồ bảo hộ lao động vẫn không có nhiều người mua. Thị trường trầm lắng, sản phẩm không được quan tâm nên phần lớn các cửa hàng, dịch vụ cung cấp ngày càng ít. Bà Hồ Thị Vân, Phó giám đốc Công ty TNHH SX-DV-TM bảo hộ lao động Thống Nhất (TP Tuy Hòa) cho biết: Những năm gần đây, đồ bảo hộ lao động không được chú trọng như trước. Từ đầu năm đến nay, sức mua mặt hàng này giảm từ 30 đến hơn 50%. Nhiều doanh nghiệp, công ty đã cắt giảm lượng mua hoặc thôi hợp đồng đặt hàng".
 
NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG
 
Theo quy định của Bộ LĐ-TB-XH, công nhân làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp phải được trang bị đồ bảo hộ lao động để phòng ngừa tai nạn hay bệnh tật tùy theo tính chất của công việc mà đồ bảo hộ được trang bị một cách hợp lý. Các xí nghiệp hoặc đơn vị sản xuất xây dựng nội quy về sử dụng và giữ gìn những thứ được trang bị, có kế hoạch kiểm tra để nội quy được thực hiện đúng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng lao động lại ít quan tâm đến công tác bảo hộ lao động nên thị trường đồ bảo hộ lao động trong tỉnh cũng trở nên trầm lắng. Mặt khác, nhận thức của người lao động về sự cần thiết, tác dụng của đồ bảo hộ còn hạn chế. Vì muốn có việc làm, người lao động chỉ biết phụ thuộc vào đơn vị thuê lao động, không tự chủ trong việc thỏa thuận, đấu tranh vì lợi ích chính đáng của bản thân. Anh Đặng Anh Khoa, công nhân làm việc ở một doanh nghiệp xây dựng bày tỏ: "Để có việc làm ổn định với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng, không dễ dàng chút nào. Khi làm việc ngoài công trường, tôi và các đồng nghiệp khác không được trang bị đồ bảo hộ. Biết rằng, làm việc trong môi trường rủi ro, nguy hiểm nhưng chúng tôi đành chấp nhận".
 
Theo ông Huỳnh Xuân Hương, chủ cửa hàng đồ bảo hộ lao động Toàn Diện (TP Tuy Hòa), thời gian qua, việc trang bị đồ bao ho lao dong cho công nhân ở các xí nghiệp, công ty gần như bị lãng quên. Các doanh nghiệp chỉ trang bị cho công nhân mang tính đối phó khi có lực lượng kiểm tra. "Theo tôi, người lao động phải được quan tâm nhiều hơn nữa; cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền để chuyển tải thông tin an toàn vệ sinh lao động đến người dân; đẩy mạnh việc theo dõi thường xuyên, chặt chẽ nhằm nâng cao nhận thức của người lao động và doanh nghiệp trong toàn tỉnh về công tác trang bị, sử dụng đồ bảo hộ của công nhân" ông Hương nói.
 
Ông Đinh Khắc Đô, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH Phú Yên cho biết: Từ năm 2012 đến quý II/2013, đơn vị đã tiến hành thanh, kiểm tra 95 doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh, hiện vẫn còn nhiều đơn vị vi phạm về an toàn vệ sinh lao động, trong đó có việc trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân. Phần lớn các cơ sở có trang bị đồ bảo hộ nhưng chưa được đầy đủ, chưa bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng; tập trung nhiều nhất ở các cơ sở khai thác đá, chế biến đồ gỗ, sản xuất nhựa… Sở LĐ-TB-XH đã đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời sai phạm. Công tác kiểm tra của đơn vị sẽ được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hằng năm.