Hỗ trợ trực tuyến

Tel: (024)3 94 123 87

Fax: (024) 3 942 2653

Mrs Hà Nguyễn - GĐ Điều hành
Mobile: 0913.503.822
Mrs Tuyết Trinh - Phòng KD1
Mobile: 091.966.3489

Thống kê

  • Đang online: 474
  • Lượt truy cập: 4,969,266

Quảng cáo

 

thbvn.com

Quy trình bảo hộ lao động trong xây dựng làm ăn chống đối

Quần áo bao ho lao dong chỉ là trưng bày, lưới an toàn căng cho có,... tất cả đó đang là thực trạng tại các công trình xây dựng Việt Nam. Chính vì vậy mà các kỹ sư xây dựng của ta đi làm cho các công trình xây dựng nước ngoài cho biết.

Các công ty Hàn Quốc hay Nhật họ kiểm tra rất gắt gao về bao ho lao dong an toàn. Anh Đông một kỹ sư xây dựng làm tại công trình Lotte- Kim Mã cho một công ty Hàn Quốc cho hay: Trước anh làm cho các công trình xây dựng ở Việt Nam không cần phải tuân thủ trình tự bảo hộ lao động trong việc thi công an toàn, có cũng chỉ là hình thức viết vào hồ sơ nhưng ở đây thì khác. Nếu không tuân thủ trình tự bao ho lao dong an toàn thì bị phạt ngay tức khắc. Chính vì vậy ai làm ở đây cũng đều ý thức cho chính mình.
Hiểm họa luôn rình rập từ các công trình xây dựng không chỉ ở trong công trường mà còn cho người qua đường
Thực tế hiện nay, việc xây dựng công trình nhà ở dân dụng tương đối phổ biến ở các địa phương. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lao động “vắt vẻo” trên những giàn giáo mà không được trang bị bao ho lao dong. Những người thợ xây, thợ sơn... thường phải làm việc ở trên cao, hết sức nguy hiểm. Các yếu tố rủi ro xuất phát từ chính việc các nhà thầu xây dựng không đáp ứng những biện pháp về bảo hộ lao động an toàn lao động đúng theo quy định, nhất là việc che chắn khi người lao động làm việc trên độ cao; hoặc sử dụng các loại cây gỗ không bảo đảm chất lượng để thiết kế giàn giáo.
Ngoài ra, các loại bụi vật liệu, mùi hóa chất từ các loại sơn… tại công trường xây dựng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động về lâu dài mà không hề có quần áo bảo hộ cho người lao động. Bên cạnh đó, người lao động và người sử dụng lao động vẫn chưa ý thức thực hiện các quy định về bảo hộ lao động an toàn, nên hằng năm chỉ tính riêng trong lĩnh vực xây dựng đã xảy ra hàng trăm vụ tai nạn lao động thương tâm, gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí thiệt hại tính mạng cho người lao động.
Có quá nhiều tai nạn thương tâm từ chính các công trình xây dựng với sự quản lý bảo hộ lao động an toàn lỏng lẻo. Hiểm họa luôn rình rập từ các công trình xây dựng. Đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh người sử dụng lao động cần đặc biệt coi trọng vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần nhắc nhở, đồng thời có biện pháp quản lý tốt để góp phần nâng cao ý thức thực hiện các quy định về bảo hộ lao động an toàn đối với người sử dụng lao động và người lao động trong loại hình này.