Hỗ trợ trực tuyến

Tel: (024)3 94 123 87

Fax: (024) 3 942 2653

Mrs Hà Nguyễn - GĐ Điều hành
Mobile: 0913.503.822
Mrs Tuyết Trinh - Phòng KD1
Mobile: 091.966.3489

Thống kê

  • Đang online: 647
  • Lượt truy cập: 5,274,457

Quảng cáo

 

thbvn.com

Công tác bảo hộ lao động nhằm mục đích gì?

Trong quá trình sản xuất và lao động chúng ta cần thực hiện công tác bảo hộ lao động.

Loại trừ  các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động.
Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động.
Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động
Ý nghĩa công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội và có ý nghĩa nhânđạo lớn lao.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người, do vậy bảo hộ lao động là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất.
Bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án,thiết kế,điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế,chính trị và xã hội. Lao động tại ra của cải vật chất,làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào,lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có,tự do,dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động(lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Ba tính chất liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau:
Tính pháp lý.
Tính KHKT.
Tính quần chúng.
Bảo hộ lao động mang tính chất pháp lý
Những quy định và nội dung BHLĐ được thể chế hoá trong luật pháp của Nhà nước.
Mọi người, mọi cơ sở kinh tế đều phải có trách nhiệm tham gia và thực hiện.
Bảo hộ lao động mang tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp...đều xuất phát từ cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát,phân tích điều kiện lao động. Đánh giá ảnh h°ởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm,giải pháp đảm bảo điều kiện an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
 Hiện nay,việc tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma,nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục,không thể chỉ có hiểu biết về cơ học,sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác nh° sự cân bằng của cần cẩu,tầm với,điều khiển điện,tốc độ nâng chuyển,...
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện lao động thoải mái,muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất,phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp,không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng,kỹ thuật thông gió,cơ khí hóa,tự động hóa....mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động,thẩm mỹ công nghiệp,xã hội học lao động..... Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng.
 BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là người trực tiếp lao động.
Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động, là những chủ thể tham gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.